• https://digital.c2isante.fr/glpi/
  • http://test.nflalumni.org/
  • https://glpi.drimaes.com/
  • https://ankahair.com/wp-includes/
  • https://kmvholding.turist-kavkaz.ru/
  • https://mfbm.bangsamoro.gov.ph/
  • https://cesu.cps.sp.gov.br/
  • https://binaes.cultura.gob.sv/
  • https://astroline.myprm.com/css/
  • https://sorobanaqvn.edu.vn/
  • https://pusatbahasa.hamzanwadi.ac.id/vendor/gacor/
  • http://glpi.uniples.com/
  • https://pasca.widyatama.ac.id/app/maxwin/
  • https://helpdesk.groupe-hasnaoui.com/
  • https://smanegeri1sukoharjo.sch.id/
  • https://ramateknik.unpam.ac.id/
  • https://ph.bild.mx/
  • https://kanjana.nangrong.ac.th/
  • 30 CÂU TƯ VẤN BỆNH VIÊM XOANG Ở NGƯỜI LỚN

    30 CÂU TƯ VẤN BỆNH VIÊM XOANG Ở NGƯỜI LỚN

     

    TƯ VẤN CỦA ThS.BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG

    Thiểu năng xoang là gì?

    * Tôi bị polyp mũi, đã mổ gần một năm nhưng khi thời tiết thay đổi hoặc ngồi máy lạnh thì lại bị sổ mũi, hắt hơi. Tôi đi khám bác sĩ cho dùng thuốc Naxones xịt mũi, nước biển rửa mũi và thuốc uống Areaus. Xin hỏi bác sĩ, tôi có thể dùng thuốc này thường xuyên không, có ảnh hưởng gì không? Làm sao để chữa dứt hẳn bệnh này? Xin cảm ơn bác sĩ. (Thanh Ngọc) 

     - Bạn đang có cách điều trị đúng, bạn nên kiên trì điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ một hoặc hai tháng để điều chỉnh cách sử dụng thuốc kịp thời tránh các tác dụng phụ có thể có của thuốc và phù hợp với mỗi giai đoạn của bệnh. Polyp mũi là một bệnh khó có thể chữa dứt hẳn, tuy nhiên nếu điều trị đúng thì sẽ có chất lượng cuộc sống gần như bình thường. Vẫn có một số ít trường hợp khỏi hẳn.

    * Tôi thường bị đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết, thức khuya, mất ngủ. Hai năm trước tôi có đi khám chụp X-quang, các bác sĩ kết luận tôi bị thiểu năng xoang, đây là bệnh bẩm sinh không thể chữa khỏi và nói tôi phải chung sống với nó. BS có thể nói rõ hơn bệnh của tôi được không, có phải không thể chữa trị được? Xin bác sĩ tư vấn các phương pháp để giảm và tránh những cơn đau đầu. (Phan Minh Quốc)

     - Thiểu năng xoang là một khiếm khuyết bẩm sinh, rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên sự khiếm khuyết này không phải là một bệnh lý cần điều trị vì không hề có triệu chứng gì.

    Khi chụp X-quang hình ảnh thiểu năng xoang có thể nhầm lẫn với tình trạng viêm xoang có dày niêm mạc hoặc u xoang. Để xác định chắc chắn bạn nên được chụp một phim CT mũi xoang. Nếu bạn thật sự bị thiểu năng xoang nào đó nhưng các xoang khác vẫn bình thường và không có vấn đề gì về mũi xoang thì nên khám thêm với bác sĩ nội thần kinh để chẩn đoán và điều trị đúng triệu chứng nhức đầu của mình.

    * Tôi bị viêm xoang mũi mãn tính trên 20 năm nay, thường xuyên bị chảy dịch xuống họng (dịch trắng trong, không hôi). Thỉnh thoảng có nhức tai trái phía sau vành kéo dài xuống cổ. Bác sĩ vui lòng cho biết nếu để dịch mũi thường xuyên chảy xuống họng như vậy có gây hậu quả xấu không? Tôi thường dùng nước muối sinh lý (Xisat) để rửa mũi (khoảng 3 lần/ngày) có ảnh hưởng gì không? (Bình)

     - Theo mô tả thì chị đang bị viêm mũi xoang mãn tính với triệu chứng chảy mũi sau, nếu không điều trị tích cực tình trạng chảy mũi sau kéo dài có thể gây viêm họng mãn tính hoặc gây viêm thanh quản mãn tính. Cách điều trị xịt rửa mũi của chị là rất phù hợp, tuy nhiên chị cần xem lại các bước rửa mũi cho thật đúng bệnh mới có thể cải thiện đáng kể.

    Khi rửa cần đưa vào hố mũi một lượng nước muối thật nhiều để chảy vào rửa các ngách trong hố mũi, chứ không phải chỉ xịt vài cái vào hố mũi.

    Cách rửa mũi đúng cách: đứng nghiêng mặt qua một bên, dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển bơm hoặc xịt vào lỗ mũi ở phía trên cho đến khi nước chảy ra ở lỗ mũi bên dưới, sau đó nghiêng lại bên kia và thực hiện tương tự 3-5 lần cho đến khi hai hố mũi thật sạch sẽ. Nếu thực hiện đúng như cách này thì chị chỉ cần rửa một ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ là đủ. Thêm vào đó, chị nên đi khám tai mũi họng để bác sĩ hướng dẫn chị phối hợp một số thuốc để có kết quả điều trị tốt hơn nữa.

    * Cháu đã đi khám và chụp phim X-quang kết quả bị xoang hàm, xoang bướm, xoang sàng, đa xoang. Những ngày trở trời, nắng nóng hoặc lạnh cháu hay bị nhức đầu dữ dội và thường đau nửa đầu bên trái, buồn ói nhưng không ói được, đồng thời người và chân tay bủn rủn. Cháu đã uống rất nhiều thuốc kháng sinh do bác sĩ chuyên tai mũi họng kê nhưng thời tiết nắng nóng như hiện nay, cháu thường xuyên bị đau nửa đầu bên trái và hay buồn ói làm ảnh hưởng không tốt đến công việc. Hiện cháu đã lập gia đình và sắp tới định sinh con. Cháu phải làm gì để khi mang thai đỡ bị đau đầu và không ảnh hưởng tới thai nhi. (Pham Vui)

     - Trường hợp của bạn rất cần chụp thêm một phim CT mũi xoang để đánh giá thật kỹ lưỡng nếu thật sự bạn đang bị viêm đa xoang, đã điều trị nội khoa tích cực nhưng không thuyên giảm thì nên xem xét đến chỉ định phẫu thuật.

    Tuy nhiên, triệu chứng nhức đầu một bên kèm buồn ói, chân tay bủn rủn, thường xảy ra khi trở trời cũng rất phù hợp với bệnh lý đau nửa đầu - tên thường gọi là Migraine, do sự căng giãn mạch máu trong não. Do vậy bạn cũng nên khám thêm bác sĩ nội thần kinh để có chẩn đoán thật chính xác, đặc biệt là trước khi phẫu thuật xoang.

    * Mẹ em bị viêm xoang khoảng 4 năm rồi, đi khám ở rất nhiều bệnh viện chuyên khoa, hết tây y thì chuyển sang đông y, thoạt đầu mẹ em cũng cảm thấy bớt bệnh phần nào, nhưng chỉ sau 1 thời gian lại như cũ nên mẹ mới đổi phương pháp điều trị. Mẹ nói đau ở phía sau đầu hoặc đau 1 phần ở phía trước, mất ngủ, ăn không thấy ngon... Em muốn hỏi bác sĩ các triệu chứng trên của mẹ em có liên quan đến bệnh viêm xoang không? (Trường)

     - Trong chẩn đoán viêm mũi xoang mãn tính thì nhức đầu là triệu chứng phụ, có nghĩa là nếu chỉ có triệu chứng nhức đầu không thôi thì chưa thể kết luận là viêm xoang được. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp không điển hình ví dụ như viêm xoang bướm có nhiều trường hợp chỉ một triệu chứng duy nhất là nhức đầu, do vậy phim CT mũi xoang được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm mũi xoang mãn tính.

    Trường hợp cụ thể của mẹ em nên chụp một phim CT mũi xoang để xác định chẩn đoán, nếu không có vấn đề về mũi xoang, mẹ em nên khám với bác sĩ nội thần kinh để tìm nguyên nhân của tình trạng nhức đầu mãn tính này để từ đó có cách điều trị thích hợp.

    * Em lâu nay thường xuyên nghẹt mũi và mỗi buổi sáng thức dậy thường có đàm ở cổ. Sau khi khám bệnh BS chẩn đoán em bị lệch vách ngăn mũi, tuy nhiên từ đó đến nay em vẫn không đi phẫu thuật lại vách ngăn. Em muốn được BS tư vấn cách điều trị. Nếu em không điều trị thì chứng lệch vách ngăn lâu ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe? (Lâm Trần) 

    - Theo mô tả, hiện triệu chứng chính của anh là thường xuyên nghẹt mũi, có đàm ở cổ vào mỗi sáng và có vẹo vách ngăn. Để xác định vẹo vách ngăn có phải là nguyên nhân hay yếu tố thuận lợi của các triệu chứng này hay không và liệu mổ vách ngăn rồi có hết các triệu chứng này hay không, chúng tôi nghĩ anh nên được khám một cách tỉ mỉ bằng nội soi hoặc chụp phim CT.

    Hiện có hai phương thức mổ vách ngăn. Thứ nhất là xén toàn bộ vách ngăn, phương thức này áp dụng trong trường hợp vẹo vách ngăn phức tạp. Thứ nhì là chỉnh hình vách ngăn, phương thức này chỉ chỉnh sửa lại những đoạn bị vẹo, lấy đi phần gai, mào gây chèn ép còn những phần khác được giữ lại.

    Cả hai phương thức này đều là một cuộc mổ thật sự, phải được thực hiện ở phòng mổ, có thể tiến hành dưới gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Không hề có cách làm nào giống như anh mô tả.

    * Tôi đã mổ polyp mũi vào năm 2006 và được bác sĩ cho biết sau này có thể mọc lại. Đến năm 2008, trong một lần cảm và sổ mũi, một bác sĩ khác khám và lại đề nghị mổ polyp. Đến một bác sĩ khác thì lại kết luận polyp chỉ bị phù khi sổ mũi, không cần mổ, chỉ cần xịt thuốc. Xin cho biết chính xác nguyên nhân, cách phòng và trị hợp lý nhất? (Hoàng Hà)

     - Đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa được hiểu tường tận về cơ chế sinh bệnh của polyp mũi. Polyp mũi tái phát sau phẫu thuật là vấn đề rất hay gặp. Điều trị polyp mũi là điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng dị ứng, kháng viêm xịt tại chỗ và vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Điều trị ngoại khoa chỉ giúp cho điều trị nội khoa tốt hơn như trong trường hợp polyp quá to chiếm hết hố mũi, ngăn cản không cho thuốc xịt mũi len lỏi vào bên trong. 

    * Tôi 33 tuổi, bị viêm mũi xoang vào năm 2007 khi tôi bắt đầu làm việc trong phòng máy lạnh. Đi khám và phẫu thuật cắt cuống mũi bị phình và trị luôn viêm xoang. Vào tháng 6-2008 cho tới nay tôi vẫn bị nghẹt mũi thường xuyên và bị mất mùi như trước. Sau khi ngưng thuốc và làm việc trong phòng máy lạnh thì bị lại. Bác sĩ vui lòng cho biết cách điều trị. Bệnh này ảnh hưởng thế nào nếu kéo dài? (Phạm Văn Nam)

     - Trường hợp nghẹt mũi và mất mùi của anh đã kéo dài gần 3 năm, nay uống thuốc bệnh có giảm chứng tỏ bệnh đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Chúng tôi nghĩ anh nên kiên trì tiếp tục điều trị theo hướng này. Nguyên nhân thường gặp của các triệu chứng nghẹt mũi và mất mùi là polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, vẹo vách ngăn, bóng khí cuống mũi giữa, bóng khí cuống mũi trên...

    Các bệnh lý này gây tắc nghẽn trong hố mũi, gây nghẹt mũi đồng thời gây tắc nghẽn khe mũi trên làm không khí đi qua mũi không thể tiếp xúc được với các thụ thể cảm nhận mùi nên người bệnh không thể ngửi được mùi.

    Qua mô tả cụ thể của anh, rất có thể anh bị viêm mũi vận mạch do triệu chứng nghẹt mũi luân phiên và xuất hiện khi làm việc trong phòng máy lạnh. Hiện cách chữa trị anh có thể tự thực hiện là tránh ở trong phòng máy lạnh với nhiệt độ quá lạnh, anh nên điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa mát.

    Đồng thời thực hiện rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày và kết hợp xịt mũi bằng các loại corticoid xịt mũi theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian điều trị phải mất từ 6 tháng đến một năm bệnh mới có thể thuyên giảm đáng kể.

    Nghẹt mũi cũng là một trong những nguyên nhân gây ngủ ngáy, khi say rượu các cơ họng bị giãn ra nên càng gây ngáy nhiều hơn nữa. Do vậy để hạn chế ngáy to, anh nên hạn chế uống rượu và không nên uống say.

    * Tôi bị như có chất nhầy nằm ở trong cổ họng từ rất lâu, không khạc (đàm) ra được, uống thuốc hoài không hết, đi khám BS nói tôi bị viêm mũi xoang. Vậy tôi có phải bị viêm mũi xoang không? Cách chữa trị như thế nào? Cảm ơn BS nhiều! (Nguyễn Vĩnh Trường Sơn) 

     - Triệu chứng cảm giác vướng đàm trong họng của anh có thể có nguyên nhân từ viêm mũi xoang do chảy dịch về phía sau xuống thành họng, nhưng cũng có thể do trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thanh quản, họng.

    Nếu do viêm mũi xoang, thông thường anh có thể có thêm các triệu chứng mũi xoang như chảy mũi, nghẹt mũi, nặng mặt, mất mùi. Để xác định anh nên chụp một phim CT mũi xoang.

    Nếu do trào ngược dịch vị, thông thường anh có thể có tiền căn bệnh lý dạ dày hoặc đang bị bệnh lý dạ dày như ăn uống khó tiêu, ợ hơi, ợ chua. Để xác định cần nội soi thanh quản và nội soi dạ dày.

    Do vậy anh nên cần thực hiện chẩn đoán lại một lần nữa cho thật chắc chắn. Khi chẩn đoán đúng sẽ có cách điều trị cụ thể.

    * Tôi bị viêm xoang và đã đi khám: kết luận là bị viêm xoang mãn tính dị ứng bội nhiễm. Xin bác sĩ cho biết cách thức điều trị như thế nào? Liệu có nên mổ không? Bệnh này nhức đầu, khó thở, hoa mắt, mũi, mất ngủ, nhiều lúc nửa đêm tôi phải ngồi dậy, cảm giác không chịu được. (Do Hieu) 

     - Theo mô tả của bạn, hiện các triệu chứng đang diễn tiến nặng, cho thấy bạn đang bị đợt cấp trên nền viêm mũi xoang mãn tính có nguyên nhân dị ứng. Điều cần thiết trước tiên là bạn phải được điều trị tình trạng bội nhiễm này để làm nhẹ các triệu chứng. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá lại bằng nội soi, phim CT mũi xoang để xem xét tình trạng viêm mãn tính của bạn ở mức độ nào.

    Thông thường đối với các trường hợp viêm mũi xoang mãn tính chỉ cần điều trị nội khoa là đủ. Điều trị phẫu thuật chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong các trường hợp có polyp to độ III, độ IV (chiếm gần hết  hố mũi) hoặc có bất thường cấu trúc như vẹo vách ngăn nhiều, bóng khí cuống mũi giữa chèn ép phức hợp lỗ thông xoang.

    * Từ nhỏ tôi đã bị bệnh về đường hô hấp và không ngửi mùi được, tôi đã đi khám nội soi và được biết mình bị viêm xoang mãn tính. Hiện tại sức khỏe của tôi bình thường, không có biểu hiện gì cả, tuy nhiên tôi vẫn không thể ngửi mùi được. Vậy xin hỏi trường hợp của tôi có thể chữa khỏi được không? Bằng phương pháp nào? (Thu Hà)

     - Mất mùi là triệu chứng chính của viêm mũi xoang mãn tính. Trường hợp cụ thể của chị cần chụp CT mũi xoang để xác định có polyp hay không, tình trạng của niêm mạc xoang như thế nào, có bất thường gì về cấu trúc không. Khi có chẩn đoán chính xác sẽ có cách điều trị thích hợp. Trong đa số trường hợp mất mùi nếu không có polyp to hoặc không có bất thường cấu trúc thì điều trị nội khoa là chính, cách điều trị bao gồm rửa mũi và xịt corticoid, thời gian điều trị thường kéo dài nhiều tháng.

    * Cách đây khoảng 4, 5 năm cháu khám bệnh, BS cho biết cháu bị viêm xoang. Tuy nhiên vì nhà xa nên không điều trị dứt điểm. Thời gian gần đây có khám lại và nội soi thì bị gai vách ngăn. Cháu cũng thường hay nghẹt mũi và sổ mũi. Cháu không biết là nên điều trị triệt để như thế nào? Mổ nội soi có mắc và đau không bác sĩ? (Huỳnh Lưu Đức Toàn)

    -  Bệnh lý viêm xoang có rất nhiều thể bệnh, có thể bệnh chỉ cần điều trị nội khoa, có thể cần điều trị phẫu thuật, có thể cần cả hai và cũng có khi không thể chữa dứt điểm. Do vậy bệnh lý của bạn cần xác định là thể bệnh nào, đặc biệt thể bệnh này có liên quan hay không đến gai vách ngăn bạn hiện có.

    Gai vách ngăn này có đủ lớn để gây các triệu chứng nghẹt mũi một bên, gây viêm xoang để bạn thường nghẹt mũi và sổ mũi hay không. Bạn nên đi khám và có nhiều câu hỏi cho bác sĩ của bạn vì khi khám thực tế bác sĩ sẽ giải đáp các câu hỏi này một cách chính xác nhất.

    * Khoảng 2 năm nay, cứ mỗi sáng sau khi làm vệ sinh cá nhân xong (vệ sinh bên trong thành mũi) là dịch trào ra kèm theo hắt hơi liên tục (dịch màu trắng, trong suốt, kèm ít bọt li ti). Quá trình lặp lại nhiều lần khi nhiệt độ bên ngoài tăng dần mới chấm dứt. Tôi không đau buốt mà chỉ cảm thấy ngứa ngáy trong thành mũi. Tôi đi khám và uống thuốc theo toa vẫn không khỏi, kể cả dùng thuốc xịt vào mũi. Xin hỏi BS bệnh lý này kéo dài có thể gây ra biến chứng nào khác không? Và có phương pháp điều trị nào khác kể cả can thiệp bằng phẫu thuật. (Nguyễn Thành Nhơn) 

     - Ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi buổi sáng là triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Đây là một bệnh lý khó có thể chữa dứt điểm hiện nay. Bệnh cũng không phải là bệnh lý cần phẫu thuật, tuy nhiên điều trị nội khoa tích cực chỉ làm giảm nhẹ triệu chứng. Nếu không điều trị bệnh có thể trở thành thể bệnh viêm mũi xoang nặng nề hơn như polyp mũi.

    * Tôi thường xuyên bị nhức đầu, choáng váng. Trước đây đã chụp X-quang BS xác định bị viêm xoang sàng sau. Hiện nay bệnh khá tốt nhưng khi thời tiết thay đổi hay bị lại. Có thể trị dứt bệnh được không? Những biện pháp để trị bệnh hiệu quả? (Thủy)

     - Nhức đầu, choáng váng là triệu chứng của nhiều bệnh. Hai bệnh thông thường hay gặp là đau đầu vận mạch (do căng giãn mạch máu gây đau) và viêm mũi xoang. X-quang chẩn đoán viêm xoang sàng sau có thể có sai số rất nhiều. Do vậy, để chẩn đoán chắc chắn viêng xoang, bạn nên chụp lại phim CT. Khi chẩn đoán chính xác sẽ có cách điều trị phù hợp tương ứng.

    * Từ 2 tháng năm nay, mũi em bị nghẹt liên tục sau 1 lần đi Đà Lạt bị cảm lạnh, nghẹt luân phiên hết mũi này đến mũi khác, gần 2 tuần nay thì nghẹt cả 2 mũi, mũi ra rất ít, màu trắng đục. Em phải dùng otrivin hằng ngày gần 2 tuần nay và em lo bị dung nạp thuốc. Em đi khám được BS trả lời là viêm mũi xoang xuất tiết + quá phát cuống mũi, điều trị kháng sinh 2 đợt là clarythromicin và cefixime, tránh gió lạnh nhưng không khỏi. Em rất mệt vì tình trạng này kéo dài làm em học tập kém tập trung, giấc ngủ ảnh hưởng nhiều. BS cho em hỏi có cách nào điều trị hết, can thiệp ngoại khoa cắt đốt cuống mũi có hiệu quả không? (Trương Phạm Ngọc Đăng) 

     - Theo mô tả của em, hiện em chỉ có triệu chứng nghẹt mũi và chảy mũi, các triệu chứng này giảm rõ rệt khi dùng thuốc co mạch, do vậy theo chúng tôi rất có thể em bị viêm mũi vận mạch.

    Để tránh phụ thuộc thuốc em nên giảm và dần dần sẽ ngưng hoàn toàn sử dụng thuốc co mạch, thay vào đó rửa mũi bằng nước muối sinh lý, đồng thời nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kê toa thêm một loại corticoid thích hợp.

    Các phương thức điều trị ngoại khoa như bẻ cuống mũi, đốt cuống mũi, cắt cuống mũi sẽ được xem xét tùy từng trường hợp sau khi điều trị nội khoa tích cực từ một đến hai tháng mà bệnh vẫn không thuyên giảm.

    TTO thực hiện