Tai mũi họng tổng quát

Tai mũi họng tổng quát

Viêm amiđan

 

TTO - Năm nay cháu 21 tuổi, bị viêm amiđan trái sưng rất to. Cháu đến viện và các BS không chẩn đoán viêm A cấp hay do virus. Cháu được tiêm kháng sinh 2 lần/ngày, uống thêm kháng sinh, chống viêm và giảm đau nhưng sau 6 mũi tiêm vẫn không có dấu hiệu giảm sưng mà vẫn sưng to chèn nửa họng, kèm đau tai. Cháu rất lo lắng không biết làm thế nào để giảm sưng và viêm sưng amiđan có ảnh hưởng đến tính mạng không? (Linh Anh)

Tư vấn của bác sĩ

Chào bạn Linh Anh,

Vì thông tin bạn cung cấp rất ngắn nên chúng tôi muốn bạn phân biệt rõ có hai tình huống như sau. Thứ nhất là amiđan phì đại đơn thuần cùng với quá trình lớn mạnh của hệ thống miễn dịch của bạn.

Trong trường hợp này dù uống thuốc hay chích thuốc đều không thể làm nhỏ lại được. Và người ta thường chỉ cắt bỏ nó khi nó gây triệu chứng nguy hiểm là ngưng thở trong lúc ngủ hoặc các rối loạn khác như khó nói, khó nuốt hay chứng hôi miệng.

Đa số trường hợp còn lại người ta đều sống hòa bình với nó.

Trường hợp thứ hai là amiđan to do viêm amiđan cấp tính, lúc đó người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, đau họng, sưng hạch cổ hai bên. Trường hợp này chỉ cần dùng kháng sinh đường uống 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi.

Nếu chỉ to một bên thì có thể là do ápxe quanh amiđan bên đó. Khi ấy triệu chứng nhiễm trùng như sốt cao, lừ đừ, môi khô, lưỡi dơ xuất hiện rất rõ, đồng thời hơi thở hôi, khó nói, khó nuốt và đau lan lên tai cùng bên bị ápxe.

Trường hợp này cần chọc hút ổ mủ ở góc trên ngoài của amiđan và dùng kháng sinh, kháng viêm 5-7 ngày sẽ khỏi và thông thường amiđan sẽ được cắt bỏ sau đó để phòng ngừa tái phát.

Chúc bạn vui khỏe.

ThS.BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG (Khoa tai mũi họng BV FV TP.HCM)

Viêm loét miệng

ulcer2

Tôi 27 tuổi, có một con trai 13 tháng tuổi, tôi bị đau một bên hàm phải, lúc đầu chỉ đau như bị nhiệt ở trong cùng hàm phải, sang ngày thứ hai thì khi há miệng rất đau và không há được to.

Sau đó đau xuống dưới hàm nơi hạch hay nổi nhưng không bị nổi hạch, nuốt nước bọt cũng thấy đau. Như vậy là tôi bị làm sao? Có thể uống thuốc gì cho khỏi?

Duong Thi Hai

- Trả lời:

Trường hợp của chị có thể có hai tình huống. Tình huống thứ nhất là chị bị nhiệt miệng thật sự, đâu đó trong khoang miệng, hoặc vùng lưỡi phía bên phải có một vết loét chưa lành nên càng ngày càng đau, đặc biệt là khi ăn hoặc nuốt.

Tình huống thứ hai là chị bị viêm khớp thái dương hàm bên phải. Tính chất đau trong bệnh lý này là đau khi há miệng to, khi nhai thức ăn cứng và khi ấn vào sẽ thấy đau nhiều hơn phía bên đối diện. Cả hai bệnh lý này đều được điều trị bằng kháng sinh và kháng viêm từ 5-7 ngày sẽ khỏi. Tuy nhiên để xác định chính xác chẩn đoán và để lựa chọn thuốc thích hợp cho trường hợp cụ thể của chị, chị có thể khám tại khoa tai mũi họng của các bệnh viện lớn trong thành phố.

 

* Em bị đau ở vị trí cuối xương hàm trái. Nhìn ở bên ngoài chỉ thấy hơi sưng ở cuối hàm trái, vị trí gần ngang với dưới dái tai. Cảm giác nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường và có cảm giác hơi cấn ở vị trí khớp xương cuối hàm trái. Không có hạch nổi ở dưới quai hàm.

Em đi khám ở BV, bác sĩ chẩn đoán em bị viêm tuyến mang tai và viêm họng. Sau đó kê đơn cho thuốc uống 5 ngày. Bao gồm kháng sinh mạnh viên tròn màu xanh dương 500mg; Thuốc kháng viêm và paracetamol (1 viên sáng - 1 viên tối) sau khi ăn. Đến nay em uống đã hết 5 ngày thuốc nhưng vẫn còn bị đau. Nhìn bên ngoài không còn sưng nhiều như trước. Không có hạch sưng. Bác sĩ tư vấn cho em về tình trạng của em vì em thấy trước và sau khi uống thuốc tình trạng không giảm đi nhiều (Minh Nguyệt)

- Theo bạn mô tả, đau sưng vùng góc hàm một bên có thể là viêm tuyến mang tai do vi trùng, viêm hạch cấp tính, hoặc viêm khớp thái dương hàm.

Nếu bạn viêm tuyến mang tai do vi trùng thì thường tuyến mang tai sưng to, giới hạn không rõ, có thể có thêm sốt, toàn thân lừ đừ mệt mỏi, khi khám có mủ chảy ra ở lỗ đổ vào trong khoang miệng của tuyến mang tai.

Nếu bạn bị viêm hạch cấp tính, thường sờ thấy một hạch có giới hạn rõ, di động, ấn đau, khi khám sẽ có thể thấy có các cơ quan gần bên bị bệnh như viêm amiđan, viêm nướu răng, viêm loét niêm mạc miệng chẳng hạn.

Để điều trị cả hai loại bệnh viêm tuyến mang tai do vi trùng và viêm hạch cấp tính đều sử dụng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau từ 5-7 ngày bệnh sẽ giảm.

Nếu bạn bị viêm khớp thái dương hàm thì triệu chứng đau thường nổi bật, đặc biệt khi nhai hoặc cắn vật cứng hoặc ấn vào sẽ thấy đau nhiều hơn bệnh kia, cách điều trị bệnh lý này là giữ cho khớp được nghỉ ngơi bằng cách không ăn vật cứng hoặc nhai quá nhiều, đồng thời sử dụng kháng viêm và giảm đau 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi.

Trường hợp của bạn đã uống thuốc 5 ngày nhưng không giảm nhiều có thể là do kháng sinh chưa phù hợp, kháng viêm, giảm đau chưa đủ liều. Do vậy bạn nên đi khám lại một lần nữa để bác sĩ sẽ có cách điều trị mới phù hợp hơn.

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG

Đau dưới tai

parotitisEm bị đau ở vị trí cuối xương hàm trái. Nhìn ở bên ngoài chỉ thấy hơi sưng, vị trí gần ngang với dưới dái tai. Cảm giác nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường và hơi cấn ở vị trí khớp xương cuối hàm trái. Không có hạch nổi dưới quai hàm.Em đi khám bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán em bị viêm tuyến mang tai và viêm họng, sau đó kê đơn cho thuốc uống 5 ngày, gồm kháng sinh mạnh viên tròn màu xanh dương 500mg; thuốc kháng viêm và paracetamol (1 viên sáng - 1 viên tối) sau khi ăn. Đến nay em uống đã hết 5 ngày thuốc nhưng vẫn còn bị đau.

Bác sĩ tư vấn cho em về tình trạng của em, vì em thấy trước và sau khi uống thuốc tình trạng không giảm  nhiều. Cảm ơn bác sĩ.

Nguyệt

Theo bạn mô tả, đau sưng vùng góc hàm một bên có thể là viêm tuyến mang tai do vi trùng, viêm hạch cấp tính hoặc viêm khớp thái dương hàm.

Nếu bạn viêm tuyến mang tai do vi trùng thì thường tuyến mang tai sưng to, giới hạn không rõ, có thể có thêm sốt, toàn thân lừ đừ mệt mỏi, khi khám có mủ chảy ra ở lỗ đổ vào trong khoang miệng của tuyến mang tai.

Nếu bạn bị viêm hạch cấp tính, thường sờ thấy một hạch có giới hạn rõ, di động, ấn đau, khi khám có thể thấy có các cơ quan gần bên bị bệnh như viêm amiđan, viêm nướu răng, viêm loét niêm mạc miệng chẳng hạn.

Để điều trị cả hai loại bệnh viêm tuyến mang tai do vi trùng và viêm hạch cấp tính đều sử dụng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau từ 5-7 ngày bệnh sẽ giảm.

Nếu bạn bị viêm khớp thái dương hàm thì triệu chứng đau thường nổi bật, đặc biệt khi nhai hoặc cắn vật cứng hoặc ấn vào sẽ thấy đau nhiều hơn bênh kia, cách điều trị bệnh lý này là giữ cho khớp được nghỉ ngơi bằng cách không ăn vật cứng hoặc nhai quá nhiều, đồng thời sử dụng kháng viêm và giảm đau 5-7 ngày bệnh sẽ khỏi.

Trường hợp của bạn đã uống thuốc năm ngày nhưng không giảm nhiều có thể là do kháng sinh chưa phù hợp, kháng viêm, giảm đau chưa đủ liều. Do vậy bạn nên đi khám lại một lần nữa để bác sĩ sẽ có cách điều trị mới phù hợp hơn.

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG

Nang bã đậu dái tai

220px-Sebaceous cystMình hiện đang có một số triệu chứng lạ ở tai. Cả 2 bên dái tai có những "hột" như mụn ở trong khá lớn, đã tồn tại lâu. Những tháng gần đây 2 bên tai cứ khoảng 1 tháng thì mưng mủ rồi chảy ra ngoài. Xin hỏi đây là bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

Theo như bạn mô tả, hiện bạn đang bị "mụn"  ở dái tai, đây thực chất là những ổ nhiễm trùng của những lổ chân lông dái tai. Có trường hợp phát triển thành những nang bã đậu càng ngày càng to dần phải rạch da để lấy ra trọn nang mới chữa khỏi hoàn toàn bệnh.

Có trường hợp chỉ tồn tại dưới vài cái mụn nhỏ nằm sâu dưới da ấn vào có cảm giác đau nhẹ, không cần điều trị gì.

Trong những đợt mụn này bị nhiễm trùng cấp tính, da vùng này sẽ trở nên sưng đỏ, có chảy mủ, bạn nên gìn giữ vệ sinh thật tốt, đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc da liễu để được hướng dẫn sử dụng thuốc bôi tại chỗ và kháng sinh toàn thân phù hợp.

BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG